Có bao giờ bạn thấy mình khá giỏi về một lĩnh vực, và cảm thấy rằng mình gần như đã biết và thấu hiểu toàn bộ về lĩnh vực đó. Bạn tự tin đến nỗi luôn cho rằng mình là đúng và ko ngại ngần ban phát lời khuyên hay chia sẻ kinh nghiệm..
Nhưng bỗng một ngày, bạn gặp được người khác giỏi hơn bạn nhiều và điều đó khiến bạn cảm thấy mình thực sự nhỏ bé. Bạn ngay lập tức có cảm giác như bị sụt hố, mất hết tự tin vào bản thân, liên tục tự vấn tại sao trước kia mình lại thiển cận đến thế..
Đừng quá lo lắng, khoa học có 1 tên gọi cho tình trạng này và nó gọi là Hiệu ứng Dunning-Kruger. Và tất cả mọi người trên thế giới này hầu như ai cũng rơi vào hiệu ứng này một hoặc nhiều lần, không phân biệt giới tính hay tuổi tác.
Những biểu hiện khi rơi vào hiệu ứng này:
- Đánh giá cao trình độ của mình.
- Không nhận ra được trình độ và sự tinh thông của người khác.
- Không nhận ra sự thiếu sót của mình.
Các giai đoạn của Hiệu ứng Dunning-Kruger
Để hình dung rõ hơn về hiệu ứng tâm lý này, hãy theo dõi 5 giai đoạn dưới đây để thấy sự biến đổi về mức độ tự tin của một người trong mỗi giai đoạn.
- Giai đoạn 1 – Bạn “Không biết gì” (Know-nothing): Ở giai đoạn đầu tiên này, con người nhận thức được sự yếu kém, thiếu sót của bản thân trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Và nó trở thành sự băn khoăn, trăn trở khôn nguôi của họ, thúc đẩy họ phải tự đi học, đi tìm hiểu về vấn đề ấy.
- Giai đoạn 2 – Bạn đạt “Đỉnh cao của sự ngu ngốc” (Peak of Mount Stupid): Đây là lúc sự tự tin tăng dần cùng lượng kiến thức họ có và lúc này họ lại trở nên tự phụ quá đà với thông tin mới sở hữu này.
- Giai đoạn 3 – Rơi vào “Thung lũng tuyệt vọng” (Valley of Despairs): Sau khi nhận ra khả năng thật sự của bản thân, bạn rơi vào sự buồn bã và chuỗi ngày thất vọng vì chính mình.
- Giai đoạn 4 – Bạn bắt đầu leo lên “Sườn dốc giác ngộ” (Slope of Enlightenment): Từng bước từng bước, họ sẽ học hỏi và mở rộng thêm kiến thức, lúc này đây con người sẽ không còn cái tự cao như ngày trước mà sẽ chỉ có khao khát được phát triển.
- Giai đoạn 5 – Trở thành chuyên gia và ở trên “Cao nguyên của sự bền vững” (Plateau of sustainability): Đó là lúc ta đã trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này, thấu hiểu đến những vấn đề cốt lõi.
Lấy ví dụ luôn bản thân mình, cái lúc bắt đầu làm MMO và mới có 1 tí thành công nho nhỏ, mình vô cùng tự mãn vào bản thân và cho rằng “ông đây cái gì cũng biết, cái gì cũng thông”(Giai đoạn 2). Sau này càng đi sâu, càng tìm hiểu, càng trải nghiệm nhiều thì lại cảm thấy mình quả là “ếch ngồi đáy giếng”, có những bài viết ra hồi trước rồi đọc lại chỉ cảm thấy tự xấu hổ (Giai đoạn 3). Cho tới hiện tại thì mình vẫn đang ở giai đoạn 4, và vẫn cảm thấy mình thật nhỏ bé, kiến thức lúc nào cũng thấy thiếu và thấy mới. Đôi lúc đọc các bài chia sẻ của các anh em, gặp gỡ các cao thủ trong giới lại ngộ ra được thêm nhiều điều mới mẻ.
Mình nghĩ ae làm MMO cũng nên thế, luôn đặt mình vào tâm thế lắng nghe và học hỏi, vì đôi khi cứ nghĩ mình biết hết cả rồi là lúc mình chẳng biết gì cả. 1 Camp thành công không có nghĩa là bạn hay, 1 Content win không có nghĩa là win được mãi. 1 Trick/Tut nào đó cho dù giúp bạn kiếm dc tiền tỉ cũng không có nghĩa là bạn giỏi hơn người khác, chẳng qua bạn may mắn hơn thôi.
Nguyễn Anh Tín from Tâm Sự Affiliate – MMO
Thế giới MMO luôn biến chuyển và khó lường, càng khiêm tốn, càng học hỏi bạn càng dễ để đi xa trên con đường này. Đừng trở thành “One-Camp Wonder“, le lói đc 1 phát rồi tắt ngóm.